Ở các nước G7 hoặc EU, các quy định về an toàn khi làm việc với thiết bị áp lực rất nghiêm ngặt. Tất cả thiết bị đều phải được kiểm tra chất lượng, hiệu chuẩn, dán tem CE trước khi đưa ra thị trường sử dụng trong khối EU hoặc G7. Thông thường, một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo về chất lượng sẽ được thử nghiệm và vận hành trong một thời gian khoảng 02 năm để kiểm tra độ bền bỉ, tần suất sự cố, các hư hỏng hay gặp phải, các linh kiện cần phải thay thế trong 02 năm sử dụng… trước khi đưa ra thị trường cung cấp thương mại. Tuy nhiên, giá thành các sản phẩm nhập khẩu có thể cao so với sản phẩm lắp ráp.
Đối với các nước đang phát triển thì các vấn đề kiểm soát thiết bị áp lực còn hạn chế. Đa phần, do chi phí kinh tế mà người sử dụng thường chọn các sản phẩm tự lắp ráp theo các thiết kế chưa được các tổ chức thiết kế, đăng kiểm quốc tế về bồn bình áp lực chứng nhận với các linh kiện cấu thành máy được nhập khẩu hoặc gia công chế tạo theo hiểu biết cá nhân, kinh nghiệm. Các sản phẩm này có đặc điểm chung là thiếu sự ổn định trong vận hành do sự không đồng bộ giữa các thiết bị tự lắp ráp như áp suất, lưu lượng, chất lượng… Thực tế tại Việt Nam, theo thống kê từ bộ LĐ TB&XH có tới 80% nguyên nhân dẫn tới TNLĐ liên quan đến chất lượng thiết bị áp lực
Thiết bị áp lực thường làm việc với áp suất cao lên tới 42,000psi. Thiết bị có thể nổ vỡ gây va đập và kèm sóng nổ gây sức ép lên con người và thiết bị lân cận. Các áp suất từ 10,000psi trở lên có thể gây tai nạn thương vong trong quá trình vận hành nếu không đảm bảo chất lượng.
Người vận hành
Ngoài yếu tố liên quan tới chất lượng thiết bị áp lực thì một trong những yếu tố thường dẫn tới tai nạn lao động đó là người vận hành.
Người vận hành không được đào tạo hoặc hướng dẫn sử dụng thiết bị áp lực trong quá trình vận hành.
Người lao động chủ quan, không quan tâm tới công tác an toàn và đảm bảo BHLĐ, không đảm bảo khoảng cách khi sử dụng… Thực tế, người sử dụng lao động, nhất là Doanh nghiệp tư nhân, trong đó có cả Doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo lợi nhuận mà các chi phí bị giảm tới mức tối đa, do vậy công tác an toàn lao động bị coi nhẹ.
Hệ thống nhà xưởng, khu vực vận hành không đảm bảo an toàn
Khu vực làm việc không được bố trí sắp xếp gọn gàng, chồng chéo…
Hệ thống điện, thông gió, ánh sáng, khu vực làm việc chật hẹp…
Một số hình ảnh tai nạn lao động khi sử dụng thiết bị áp lực không đảm bảo chất lượng